Những điều cần biết về thực
phẩm chế biến
Thức ăn là sức khỏe của con người. Nếu
là rau cá tươi hay thịt mua ở chợ về nấu ăn trong ngày như thời chưa có tủ lạnh thì ảnh hưởng đến sức khỏe không
phải là một vấn đề lớn. Nhưng do tiến bộ kỹ thuật thực phẩm có thể nằm trong tủ
lạnh nhiều ngày, do nhu cầu buôn bán, trao đổi giữa vùng này với vùng khác
trong một quốc gia hay giữa nước này và nước khác thực phẩm cần được chế biến,
đóng hộp, gói giấy, đông lạnh để có thể lưu trữ và chuyển gởi dài ngày. Quá
trình chế biến đòi hỏi các công ty chế biến thực phẩm dùng các hóa chất, và các
chất làm tăng hương vị thực phẩm. Các chất thêm vào nếu dùng nhiều đều không tốt
cho sức khỏe. Tại Hoa Kỳ có một cơ quan
thuộc chính phủ Liên bang gọi là Cơ quan
Kiểm soát Thức ăn và Thuốc (U.S. Food & Drug Administration - FDA) kiểm
soát chất lượng thực phẩm chế biến trong nước và thực phẩm chế biến nhập cảng để
bảo vệ sức khỏe của người tiêu thụ (ngoài nhiệm vụ kiểm soát sự bào chế thuốc
trị bệnh không bàn đến trong bài viết này).
Nhưng trong thương trường và thực tế
hành chánh, sự việc không đơn giản như vậy. FDA có thể không đủ nhân lực kiểm
soát mọi mặt của khâu chế biến, chưa nói tới việc “ăn chịu” với các công ty chế
biến. Và một số công ty thường nhắm lợi nhuận trong quá trình chế biến nên
không có gì bảo đảm thực phẩm chế biến hoàn toàn tốt cho người tiêu dùng.
Để giúp người tiêu dùng những hiểu biết
tổng quát về việc chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, nguyệt san Reader’s Digest số Tháng Sáu 2015 đã hỏi
ý kiến của 40 chuyên viên trong ngành chế biến thực phẩm cũng như viên chức của
FDA và trình bày trong bài viết dưới tựa đề: “50 Things Food Manufacturers Won’t Tell You” (50 điều các công ty chế biến thực phẩm không bao giờ nói cho bạn biết).
Tôi xin tóm tắt sau đây để hiến bạn đọc.
** Trần Bình Nam **
Những điều khích lệ
Trong ngành chế biến người ta biết:
dùng mãi một thứ thực phẩm nhất là thực phẩm pha màu có hại cho sức khỏe dù đó
là chất bổ dưỡng (nutrients).
Điều khích lệ là có nhiều cơ sở chế biến
giảm tối đa chất pha màu. Thí dụ công ty Nestlé không dùng màu và vị nhân tạo
trong kẹo chocola. Công ty Kraft
không dùng thuốc màu trong một số loại macaroni
và cheese . Nhiều cửa hàng bán thức
ăn ngay (fast-food) không dùng thịt gà có nhiễm thuốc trụ sinh.
Khi chất màu caramel được cơ
quan FDA cho phép dùng thì các cơ sở chế biến đã dùng chất màu caramel trong
nhiều thực phẩm chúng ta không ngờ tới như soup,
và hamburger. Cho nên không nên ăn
mãi một thứ đồ hộp đựng trong hộp kim loại hay hộp giấy dù hợp khẩu. Nguyên tắc là nên thay đổi đồ hộp.
Thức ăn organic (thịt, sữa, rau cải được nuôi trồng mà không dùng phân hóa
học hay chất trị sâu) đương nhiên là tốt hơn, nhưng không phải tuyệt đối tốt
hơn thực phẩm sản xuất bình thường có dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu, vì
không phải hóa chất và chất trừ sâu nào cũng đều có hại.
Người tiêu thụ thường ngại các chất cấu thành (ingredients) có tên dài,
khó đọc, khó nhớ trong thực phẩm. Nhưng những chất lạ và khó nhớ như riboflavin, cobolamin, pytidoxamine … lại
chính là sinh tố B rất cần cho sức khỏe. Tốt nhất là nên tìm hiểu tác dụng của
từng ingredients ghi trên nhãn phân chất thực phẩm (label) .
Sau cùng, không phải cơ sở sản xuất thực
phẩm nào cũng chỉ nhắm lợi nhuận. Có những công ty khi tung một thực phẩm ra thị
trường, ngoài tính toán lợi nhuận còn nhắm sự ngon miệng, nhiều khả năng bổ dưỡng
và ít chất độc hại hơn.
Những điều người tiêu thụ ít biết
Label in màu xanh được khách hàng thích hơn label in màu đỏ dù nội
dung phân chất giống nhau.
Label gồm chữ và hình có khả năng mời mọc hơn.
Khách hàng thường lẫn lộn giữa “multigrain” và “whole grain”. Whole grain
là nguyên hạt gồm lõi, mầm và vỏ bao (cám), hạt nào cũng tốt, trong khi Multigrain chỉ có nghĩa là nhiều thứ hạt
trong một thứ thức ăn khô làm bằng hạt
(cereals) có hạt nguyên dạng whole
grain, có hạt chỉ còn lõi .
Vanilla gốc thiên nhiên lấy từ một thứ hạt trong một loại hoa lan,
nhưng không đủ cho nhu cầu thế giới. Các nhà chế biến dùng algae (một thứ rong biển chứa nhiều chất chlorophill) để tạo chất vanilla, hoàn toàn không có hại, và vị
giác chúng ta không nhận ra được sự khác biệt.
Người tiêu thụ thường dùng “crackers” ăn chơi hay mời khách, yên chí
là tốt hơn ăn “chips” khoai tây.
Không đúng, vì crackers làm bằng hạt xay trộn với chất cho mùi vị gồm chất béo,
muối, đường để có thể bán dài ngày. Ăn crakers nên ăn thứ whole grain nhưng hơi
khó kiếm.
Nhà chế biến thực phẩm thường che dấu
những chất giữ thức ăn dài ngày dưới danh hiệu hương vị thiên nhiên (natural flavorings).
Màu đỏ trong một số thực phẩm do xác
nghiền một số insects (sâu có cánh và
có 6 chân). Các chất ghi carmine hay cochineol extract trên label
không gì khác hơn là bột xác của bugs
(một loại insects có khả năng bám và hút). Các chất này vô hại ngoại trừ có thể làm một số ít người bị
phong (allergic). Màu đỏ do hóa chất lấy từ dầu hỏa mang tên Red No. 40 và No.
3 có hại vì có thể làm cho trẻ nít trở nên năng động và gây ung thư cho súc vật.
Các nhà chế biến thực phẩm thường dấu
lượng đường bằng cách ghi trên label một tên khác (như Corn syrup, Cane
crystals, Dextrose, Evaporated cane juice, Agare nectar hay Fruit juice
concentrate …). Nhưng chúng chỉ là đường với những tác hại cho sức khỏe như đường.
Để giúp bảo vệ người tiêu thụ FDA đề nghị các nhà chế biến ghi tất cả lọai trên
dưới danh hiệu chung là đường phụ
(added sugars) .
Có nhiều thực phẩm chế biến toàn hảo về
mặt bổ dưỡng và vô hại vẫn có thể dính thuốc trừ sâu và hoá chất. Các chất này
đến từ hộp giấy đựng thực phẩm và hóa chất từ bao plastic. Nhưng không có cách
gì biết là bao nhiêu.
Nhiều label thực phẩm ghi nhiều fiber (chất có kiến trúc sợi giúp nhuận trường) đôi
khi chứa các fiber giả như rể cây chicory, maltodextrin, và polydestrose.
Các loại fiber này không tốt và có thể là nguyên nhân sinh ra chứng đầy hơi
và đau bụng.
Trong
100 gram “bơ đậu phụng” (peanut butter) có lẫn lộn ít nhất 30 mảnh cơ thể của
các loài sâu. Chúng vào đó từ khâu thu hoạch và chế biến. Bạn đừng ngạc nhiên
vì FDA biết và cho phép.
Nhiều thứ thực phẩm không tốt cho sức khỏe như chúng ta tưởng
Ai cũng nghĩ “chips nướng” hay “chips ít chất
béo” (baked or low-fat chips) là tốt, nhưng thật ra đó chỉ là khoai tây, hạt
chọn lọc trộn với đủ thứ bột rẻ tiền
(không ai, kể cả FDA biết có hại hay không) đóng thành cục hay thỏi, thái thành
lát rồi nướng lên. Nếu bạn ăn “french
fries” chiên với dầu thật tốt thì vừa ngon miệng vừa bảo đảm chất lượng
hơn.
Thứ hai, chất ngọt tổng hợp (gọi là đường
hóa học) có vị ngọt nhưng không có đường được chế biến cho người bị bệnh diabetes. Thỉnh thoảng dùng không sao,
nhưng dùng nhiều có hại.
Thứ ba là trà. Lá trà chứa nhiều chất
tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ tốt nếu pha nóng và uống ngay. Trà bán trong hộp do
chế biến không còn chất tốt.
Một số vấn đề về an toàn của thực phẩm
Những hạt vật chất li ti (nanoparticles) được dùng trong kỹ nghệ chế biến
để kéo dài thời gian hữu dụng của các thực phẩm gói bán bằng hộp giấy nhỏ đến nổi chúng có thể lọt qua màn các tế
bào cơ thể chúng ta với những tác dụng không ai biết. Luật không bắt buộc phải
ghi chúng trên label nên không biết các nhà chế biến đã dùng nhiều ít thế nào.
Lông gà trong kỹ nghệ sản xuất thức ăn
bằng thịt gà được chế biến thành phân và thực phẩm (feather meal) cho gà vịt. Phân hay thực phẩm này có chứa những gì
thịt gà có chứa và các phòng thí nghiệm tìm biết xem trong thịt gà có chứa chất
gì bằng cách phân chất feather meat. Kết quả thấy trong thịt gà chúng ta ăn có
thuốc trụ sinh, cafeine, acetaminophen … Thịt gà nhập cảng từ Trung quốc còn chứa
những chất độc hơn như fluoxetine,
thuốc an thần Prozac .
Thứ ba là khâu kiểm soát thực phẩm.
FDA chỉ kiểm soát chừng 2% đồ biển
(seafoods) nhập cảng (Cộng đồng Âu châu kiểm soát từ 20% đến 50%). Hoa Kỳ nhập
cảng 90% đồ biển nên chúng ta có thể đoán chúng ta đã tiêu thụ bao nhiêu chất độc
hại lọt qua lưới kiểm soát. Vì vậy nên ăn đồ biển nhất là tôm sản xuất trong nước.
Qua lưới kiểm soát FDA thấy tôm nhập cảng chứa nhiều chất độc hơn đồ biển khác.
Và FDA bắt buộc đồ biển nhập cảng vào Hoa Kỳ phải ghi gốc từ nước nào.
Thực phẩm giả hiệu
70% dầu ăn ghi extra-virgin olive oil không
đạt tiêu chuẩn extra – virgin. Mua dầu ăn loại này nên chọn thứ đựng trong chai
màu sậm chống ánh sáng và xem ngày tháng sản xuất càng mới càng tốt. Một số
công ty sản xuất ghi thời điểm này nơi đáy chai.
“Cheese” bán ở các chợ thường không phải
được làm từ “sữa” nguyên chất, mà làm với sữa chế biến pha trộn rẻ tiền hơn.
Thí dụ thấy trên label ghi pasteurized prepared cheese products chẳng
hạn, thì đó là cheese giả hiệu .
Ice
cream – theo luật của FDA – phải chứa ít nhất
10% chất béo của sữa nguyên chất. Ít hơn
thì không được gọi là ice cream mà gọi là frozen dairy dessert.
Rất ít có Greek yogurt (Yogurt Hy lạp)
ở chợ vì yogurt này đòi hỏi một quá trình lọc phức tạp để đạt độ đặc cần thiết.
Các hãng làm Greek yogurt thường trộn chất
để làm đặc yogurt thay vì lọc. Nếu trên label thấy ghi có whey protein hay milk protein
thì đó là Greek yogurt giả .
Tìm khẩu vị của khách hàng
Nước giải khát bán trong chai thường
có vị ngọt. Vấn đề là độ ngọt nào hợp khẩu vị của khách hàng. Công ty sản xuất
tìm câu trả lời qua phương thức thực tế nhất là thuê người nếm. Công ty Cadbury
Schweppes sản xuất Cherry Vanila Dr.
Pepper đã dùng 3904 lần nếm để chọn một trong 61 thứ độ ngọt khác nhau.
Muối được dùng làm preservative thực phẩm (nước mắm, dưa món, dưa muối của
người Việt Nam để bao lâu cũng được) và muối hợp khẩu vị của mọi người. Muối
làm cho thức ăn dịu lưỡi hơn và muối giúp đánh bạt mùi lạ trong thực phẩm do
quá trình chế biến.
Thực phẩm chế biến đại tràng thường do
3 chất bột, đường và dầu. Mỗi thứ được chứa trong một thùng thật lớn. Sau đó tống
vào máy trộn với nhau, tỉ số thay đổi theo món hàng nào muốn làm. Xong tô điểm
bên ngoài sao cho đẹp mắt và thơm ngon. Rồi bôi thêm chút sinh tố, chất
antioxydant và fiber ghi vào label để dụ khách hàng.
Kinh nghiệm quảng cáo cho thấy món nào
có ghi “sesame street” (tên của một
chương trình TV Hoa Kỳ trẻ em rất thích) thì được chiếu cố nhiều hơn bất chấp
ngon dở.
Ai kiểm soát thực phẩm cho chúng ta?
FDA không kiểm soát việc thêm chất nầy
chất khác vào thực phẩm biến chế mà tin cậy hoàn toàn vào công ty sản xuất.
Trên nguyên tắc các công ty này tự kiểm soát và vì không bị bắt buộc báo cáo
cho FDA nên có trời mới biết họ thêm chất gì.
Các công ty sản xuất thực phẩm dùng
máy điện toán để phân chất thực phẩm và thiết lập label. Đừng quên các chuyên
viên có thể thiết lập phần mềm
(software) để sai khiến computer và FDA
không có bộ phận nào kiểm soát xem các label có chính xác không. FDA chỉ kiểm soát khi có người thưa kiện một
label không chính xác .
Hiện nay trong FDA có nhiều viên chức
cao cấp có liên đới quyền lợi với các công ty chế biến thực phẩm nên việc FDA
ngó lơ việc kiểm soát thực phẩm không phải là chuyện khó hiểu.
Thức ăn cần ngon không cần sạch!
Chất chua trong bánh mì chua
(sourdough bread) do phân chuột trộn vào. Nhưng đừng lo vì vô hại và bùi miệng,
nếu không bánh mì chua đã không đắt tiền hơn bánh mì khác.
Công ty Frito-Lay sản xuất chip
khoai tây không đặt ưu tiên vào bổ dưỡng và sạch mà chỉ nghĩ làm ở độ dòn
nào khoái khẩu người tiêu thụ. Chip dòn vỡ đúng ở áp suất bình thường của hai
hàm răng là loại bán chạy nhất. Frito-Lay tìm thấy áp suất đó là con số magic:
4 pounds trên 1 inche vuông (hay .28kg/cm2 )
Chuyện nội bộ
Các cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ,
ngoài việc sản xuất thức ăn ngon bổ còn lo việc bán. Đôi khi phải đút lót hay
cho không các đại lý bán lẻ như Walmart,
Target mới chịu bán cho mình .
Do nhiều nguyên nhân, hằng năm có khoảng
89% thực phẩm chế biến bán ra thị trường bị người tiêu thụ chê. Nhưng các hãng
chế biến không chế biến thực phẩm mới tốn kém mà chỉ đổi hiệu cũ một chút, và
tìm cách mua đứt các công ty nhỏ có món hàng đắt khách. Bạn đã thấy nước giải
khát Gatorade, Chip luôn luôn đổi mới và hiểu tại sao đại công ty General Mills
mua công ty nhỏ xíu như Annies.
Những thứ nên dùng
Nếu thích crackers nên chọn triscuit.
Triscuit được làm với 3 chất chính yếu là lúa mì nguyên hạt, dầu và muối . Finn
Crisp và Wasa làm nguyên hạt và ít muối. Và dùng gói nhỏ (thí dụ gói 100
calories thay vì gói 400 calories) bạn sẽ
ăn ít hơn.
Người tiêu thụ thường nghĩ cereal
nào là ngũ cốc nguyên gốc. Thật ra ngay cả cereal nguyên hạt
(whole-grain cereal) khi chế biến đã mất gần hết chất bổ dưỡng. Cho nên công ty chế biến phải cho vào nhiều
sinh tố và khoáng chất. Khi dùng cereal nên chọn thứ dưới 8 gram đường trong một
phần ăn .
Cá salmon nếu được nuôi theo tiêu chuẩn
có thể chứa nhiều chất bổ dưỡng cho tim (như omega-3s) hơn là cá salmon thiên
nhiên. Có nhiều cửa hàng bán lẻ (như Tradar Joe’s) chỉ bán salmon được nuôi
theo tiêu chuẩn, vì vậy nên chọn cửa hàng mà mua Salmon .
Nếu bạn bị bệnh đưòng thì nên ăn bún
thường hơn là bún làm bằng lúa mì và nên chọn thứ có chỉ số glycemic (glycemic index) thấp. Chỉ số glycemic (từ 50 -100)
cho biết khả năng biến thành đường trong bún. Bún lúa mì chứa nhiều tinh bột
(starch). Starch làm tăng đường trong máu.
Kết luận
Nhưng chọn thực phẩm chế biến gì cũng
không tốt bằng ăn nhiều trái cây và rau cải. Tốt hơn nữa là nấu ăn ở nhà hơn ăn
tiệm./.
Trần Bình Nam
May
26, 2015